Làm thế nào để bán được xe cũ với giá cao?

Lúc mới mua nó, hẳn bạn cảm thấy ưng ý không chỉ vì mức giá hấp dẫn mà ngay cả ngoại hình trông rất “được” của xe.
Biết giá trị thực của chiếc xe
Hẳn ngay khi có ý định bán xe, bạn phải biết được chiếc xe của mình có giá khoảng bao nhiêu rồi. Hãy tự đánh giá giá trị của xế yêu dựa trên các tiêu chí như dòng xe, năm sản xuất, chất lượng động cơ (tính tới thời điểm hiện tại), độ bền, đẹp của nội – ngoại thất…Thậm chí, bạn cũng nên liệt kê tất cả các lỗi mà xe gặp phải, các bộ phận sắp phải thay thế để có được một mức giá khách quan, chính xác nhất có thể. Biết được độ tuổi và tình trạng hiện tại của xe sẽ giúp bạn không bị “hớ” khi bán chúng.
2
Tân trang lại xe
Sắp phải chia tay người bạn đường của mình rồi, vậy nên bạn hãy trang điểm lại cho “nàng” một chút để nâng cao giá trị của cả bạn lẫn xe. Những thứ mà trước đây bạn cho là không cần thiết và đã tháo bỏ, giờ hãy trả lại nguyên hiện trạng cho chúng bởi biết đâu chủ nhân mới lại thích như vậy.
3
Tiến hành sửa hoặc thay thế các bộ phận hỏng hóc
Hãy lên kế hoạch sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận đã quá lỗi thời hoặc không còn sử dụng được nữa, nhưng đừng bao giờ tiết lộ hay than vãn về chúng với những khách hàng có ý định mua xe nhé. Nếu quá bận rộn, việc tối thiểu bạn nên làm là thay dầu để máy chạy êm hơn và cọ rửa từ ngoại thất tới nội thất xe. Có một thực tế bạn cần biết đó là chẳng ai muốn mua một đống sắt vụn, một thứ bỏ đi về để rồi bắt đầu phục chế nó thay vì được sử dụng luôn đâu.
4
Đăng tin quảng cáo, rao vặt
Một khi bạn có ý định bán xe, hãy chấp nhận mất một khoản phí nho nhỏ để giới thiệu “món hàng” của mình. Không cứ là nhờ tới các phương tiện truyền thông, bạn có thể tự mình lăng xê xế thông qua việc tán gẫu với bạn bè. Một số khách hàng khi có ý định mua xe cũ thường cảm thấy yên tâm hơn nếu mua lại xe của những người họ quen biết. Họ thường cảm thấy đáng tin cậy hơn bởi người bán xe là bạn mình.
5

Tập hợp tất cả các giấy tờ liên quan tới xe
Những tờ biên lai ghi nhận ngày mua xe, giấy đăng kí chính chủ, hoặc giấy tờ chuyển nhượng và các hóa đơn thanh toán trong những lần bảo dưỡng …lúc này sẽ trở nên rất hữu ích với bạn. Người chủ mới ắt hẳn sẽ muốn biết các vấn đề mà bạn đã gặp phải với chiếc xe bạn muốn bán đi này để họ không phải rơi vào tình huống dở khóc, dở cười như bạn nữa. Và đây chính là thời điểm để họ “kiểm tra” độ trung thực của bạn trước khi quyết định mua chiếc xe này.
6
Khôi phục vóc dáng ban đầu của chiếc xe
Lúc mới mua nó, hẳn bạn cảm thấy ưng ý không chỉ vì mức giá hấp dẫn mà ngay cả ngoại hình trông rất “được” của xe. Vì vậy, hãy giúp nó được sở hữu sức hấp dẫn thêm một lần nữa bằng cách phục hồi tất cả các chỗ lồi, lõm do va chạm mạnh hay những vết xước trên “cơ thể” trước khi sang tay cho một người chủ khác.
7
Tham khảo giá
Ngoài cách lên mạng so sánh mức giá mình đưa ra với mức giá mà các chủ xe khác đã bán được với cùng một chiếc xe tương tự, bạn cũng nên tới các đại lý để tham khảo mức giá họ sẽ trả cho chiếc xe của bạn. Đây cũng là một cơ hội lớn để bạn tiếp cận với các khách hàng tiềm năng tại chính các đại lý này. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các đại lý thường đưa ra mức giá thấp hơn so với hầu hết các cá nhân muốn mua xe bởi họ còn phải chi trả các khoản phí bảo hiểm, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe của bạn nhất là khi nó đã lỗi thời hoặc ít người muốn sử dụng. Thêm nữa, họ cũng muốn kiếm được một khoản lợi nhuận cao nhất có thể từ việc bán lại chiếc xe của bạn cho một người khác nên trả giá thấp cho bạn là điều dễ hiểu. Trong khi đó, các cá nhân khác lại mua xe với mục đích đơn giản là để sử dụng nên họ sẽ trả mức giá xứng đáng cho những gì bạn có.
8
Đưa ra giới hạn mức giá
Hãy nghĩ xem bạn muốn bán xe với mức giá thấp nhất và cao nhất là bao nhiêu để khách hàng dễ chọn lựa sao cho phù hợp với túi tiền của họ và bạn cũng dễ chấp nhận rời bỏ xế yêu của mình.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *